Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Cách chọn biến tần siemens phù hợp với từng ứng dụng

Biến tần là thiết bị không mấy xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Vậy biến tần là gì? Biến tần được định nghĩa là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó biến tần có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor). Biến tần Siemens đã được tin tưởng và lựa chọn bởi chất lượng và độ bền, các sản phẩm thiết bị điện Siemens ngày càng được dùng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất.
Nhắc tới biến tần Siemens, hiện tại trên thị trường Việt Nam có thể kể đến các dòng biến tần sau:
Biến tần Siemens Sinamics V20
Biến tần Siemens Sinamics G110
Biến tần Siemens Sinamics G120
Biến tần Siemens Sinamics G120C
Biến tần Siemens MM420
Biến tần Siemens MM430
Biến tần Siemens MM440

Biến tần Siemens G120 rất thân thiện với người dùng, nhờ các mô-đun có thể được kết hợp theo từng yêu cầu riêng và các phần mềm được chuẩn hoá, đáp ứng cho tất cả các ứng dụng khác nhau.
Các bước đơn giản để lựa chọn biến tần Siemens:
-Bước 1: Chọn Mô-đun công suất ( Power Module — PM)
Mô-đun công suất (Power Module — PM) được chọn dựa trên công suất của động cơ, điện áp và tải có yêu cầu hãm (thắng) hay không.
Dòng Biến tần Siemens G120 có 3 dạng Mô-đun công suất như sau:
- Mô-đun công suất PM230 — IP55 / IP20
Được thiết kế chuyên dụng cho bơm, quạt và máy nén khí với đặc tính tải là mô-men tỷ lệ bình phương với tốc độ. PM230 không kết nối với điện trở hãm (thắng).
- Mô-đun công suất PM240 / PM240–2 — IP20
Đáp ứng mọi ứng dụng, được tích hợp sẵn mô-đun hãm nên có thể kết hợp với điện trở hãm.
- Mô-đun công suất PM250 — IP20
Tương tự như mô-đun công suất PM240 nhưng có khả năng phát trả năng lượng về lưới. Vì vậy, không cần dùng điện trở hãm.

-Bước 2: Chọn Mô-đun điều khiển (Control Unit — CU)
Việc lựa chọn mô-đun điều khiển — Control Unit (CU) dựa trên yêu cầu về số lượng ngõ vào ra (Input/ Output), các yêu cầu điều khiển riêng biệt cho từng loại tải , yêu cầu về truyền thông và các tính năng an toàn.
Biến tần G120 có 2 loại mô-đun điều khiển:
- Mô-đun điều khiển CU230P-2
Được thiết kế riêng cho tải bơm, quạt và máy nén khí
- Mô-đun điều khiển CU240B-2 / CU240E-2
Cho tất cả các ứng dụng phổ biến như: băng tải, máy trộn, máy khuấy, máy đùn,…
-Bước 3: Bảng vận hành tuỳ chọn
Tuỳ theo yêu cầu, khách hàng có thể chọn bảng vận hành thông thường BOP-2 (Basic Operator Panel) hoặc nắp đậy nếu không cần dùng tới bảng điều khiển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét