Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

Cách xử lý biến tần bị lỗi

Khi biến tần bị lỗi nếu xử lý không đúng cách có thể khiến thiết bị hay máy móc bị hư hỏng nặng hơn, mời các bạn tham khảo bài viết khi biến tần bị lỗi phải sử lý như thế nào ? sau đây nhé.

Tắt hết nguồn khi biến tần bị lỗi

Một thao tác quan trọng mà các bạn cần phải lưu ý đó chính là hãy nhanh chóng tắt hết nguồn động lực và điều khiển liên quan tới biến tần. Đối với một số loại biến tần chạy ở chế độ biến trở chiết áp volume và công tắc ngoài thì chỉ cần tắt nguồn biến tần là xong. Tuy nhiên đối với một số loại biến tần điều khiển bằng plc hay truyền thông cần bạn bắt buộc phải tắt nguồn những phần này để tránh xảy ra hư hỏng một cách dây chuyền.
Sau khi nguồn điện đảm bảo đã được tắt hoàn toàn bạn hãy cố gắng kiểm tra xem các cầu đấu nối dây điện có dấu hiệu gì bất thường hay không ? Nếu biết cách đo đạc diode ngõ vào và igbt ngõ ra thì có thể dùng đồng hồ đo mạch để kiểm tra xem biến tần cho bị chạm chập gì bên trong hay không ?

Đừng cố chạy motor khi biến tần bị lỗi

Khi biến tần phát sinh lỗi thì các bạn hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi này. Đối với một số lỗi liên quan tới quá tải, quá dòng thì việc cần thiết lúc này là các bạn hãy kiểm tra lại thử động cơ có bị vấn đề gì không ? có bị kẹt hay quá tải không.
Khi biến tần báo một số lỗi nêu trên nếu các bạn chưa kiểm tra và khắc phục lỗi mà cố tình reset lỗi trên biến tần để chạy tiếp thì sẽ gây hư hỏng trầm trọng cho biến tần. Đối với một số trường hợp lỗi quá tải, quá dòng bị báo liên tục mà gây ra hư hỏng cho biến tần thì thường sẽ bị nhà sản xuất biến tần từ chối bảo hành. Vì vậy các bạn hãy hết sức lưu ý trường hợp này.

Thử chạy biến tần không tải không motor thử có bị lỗi hay không ?

Khi biến tần bị lỗi các bạn cũng nên có một số thao tác thử như sau để khoanh vùng tác nhân gây lỗi để có biện pháp kiểm tra sửa chữa nhanh hơn như sau:
  • Đầu tiên hãy cho motor chạy không tải, tức là lúc này tháo ra cua ra hay nhông xích ra khỏi động cơ. Chỉ cho động cơ chạy không thử có chạy được không. Nếu motor vẫn chạy bình thường thì các bạn hãy kiểm tra lại tải. Còn nếu vẫn lỗi thì hãy tiến hành bước tiếp theo.
  • Giờ các bạn tháo dây động cơ khỏi biến tần và cho biến tần chạy. Nếu biến tần không bị lỗi thì phải đo đạc lại động cơ. Bạn có thể kiểm tra đơn giản bằng cách đo điện trở 3 pha có đều nhau hay không, đo chạm đất thử motor có bị chạm đất hay không. Nếu tháo dây motor mà biến tần vẫn bị lỗi thì các bạn chuyển sang bước dưới đây.
  • Nếu biến tần vẫn lỗi mà không có động cơ thì khả năng rất cao biến tần bị hư hỏng phần cứng hoặc lỗi cài đặt. Lúc này các bạn phải tra cứu lỗi này trong tài liệu biến tần của nhà sản xuất xem thử lỗi đó là lỗi gì để có hướng khắc phục nhanh hơn.

Hãy vệ sinh biến tần thật sạch sẽ khi bị lỗi

Có một số trường hợp, biến tần bị lỗi do bụi bẩn bám quá nhiều vào một số linh kiện làm cho các đầu nối, tiếp điểm bên trong biến tần tiếp xúc dẫn điện không tốt. Các bạn nên tính hành vệ sinh biến tần bằng một số cách đơn giản như xịt khí và hút bụn.
Lưu ý khi tháo biến tần ra để vệ sinh cần tháo theo từng bước bằng cách tháo khớp chốt lẫy một cách cẩn thận để tránh gây hư hỏng lớp vỏ và dây kết nối giữa board mạch biến tần.

Xác định biến tần bị lỗi hay động cơ bị lỗi ?

Lưu ý khi một trong hai biến tần hoặc động cơ lỗi thì hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân trước khi thử bằng cách này bởi vì nếu một trong hai thiết bị bị lỗi khi thử với thiết bị đang hoạt động bình thường có thể gây ra lỗi tiếp tục. Vì thế vạn bất đắc dĩ thì các bạn mới sử dụng phương pháp này để thử.
  • Lấy một biến tần khác đang sử dụng bình thường thử chạy với motor này mà biến tần vẫn lỗi thì chứng tỏ motor đang có vấn đề.
  • Phương án hai là lấy một motor đang chạy bình thường thử với biến tần lỗi nếu biến tần vẫn lỗi thì là do biến tần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét